Sáng
29/5, Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam công bố báo cáo về những
phân tích tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt
Nam, trong đó khẳng định EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam.
Phát biểu tại buổi họp báo, Tham tán Thương mại Antonio
Berenguer dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Uỷ ban châu Âu (Eurostat)
khẳng định, EU đã tiêu thụ đến đầu năm 2009 khoảng 8,3 tỉ Euro (12,2 tỷ
USD) hàng xuất khẩu của Việt Nam, vượt thị trường Mỹ - nơi nhập khẩu
11,86 tỉ USD hàng hóa từ Việt Nam.
EU đã nâng cao hơn nữa vai trò là đối tác chính của ViệtNamđứng trên giác độ kinh tế. Hàng hóa của EU nhập từ ViệtNamtiếp tục tập trung vào những sản phẩm thâm dụng lao động. “Giày dép tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất giữa hai thị trường này,” Antonio nói.
Về
đầu tư, ông Antonio cũng khẳng định “ngay trong thời điểm khủng hoảng
hiện nay vẫn thấy rõ cam kết mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp EU với
ViệtNam.”
Số
liệu của Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy, EU tiếp tục
là nhà đầu tư lớn thứ hai sau Nhật Bản khi xét trên tổng vốn FDI giải
ngân vào Việt Nam hiện đang ở mức 7 tỉ USD, chiếm trên 60% tổng vốn đầu
tư mà EU cam kết.”Tỷ lệ này cao hơn gấp bốn lần mức trung bình (vốn
giải ngân so với vốn cam kết) của cả nước trong năm 2008,” ông Antonio
nói.
Bản báo cáo do các Tham tán Thương mại Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại ViệtNamđưa ra với tên gọi Sách Xanh 2009 cũng khẳng định chính phủ ViệtNamđã thành công trong kiềm chế lạm phát thông qua chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khoá đối phó với tăng trưởng nóng.
Năm
2008 đã chứng kiến tăng trưởng GDP khá đẹp ở mức 6,18% và tất cả các dự
đoán của Chính phủ và các tổ chức tư nhân cho năm 2009 vẫn xem Việt Nam
nằm trong số 12 nền kinh tế trên thế giới có mức tăng trưởng dương
trong giai đoạn này.
Bản báo cáo khẳng định EU đồng tình với
nhiều nhà phân tích rằng “con rồng” đã bay chậm lại, tuy nhiên, nền
kinh tế vẫn trong tình trạng sức khoẻ hợp lý và hoàn toàn có thể hồi
sức đầy đủ ngay khai các điều kiện bên ngoài cho phép.
Tuy vậy,
các tham tán thương mại Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam vẫn đưa
ra khuyến nghị rằng Việt Nam cần tiếp tục hạn chế quan liêu; tiếp tục
quá trình tự do hóa thương mại bao gồm các cuộc đàm phán về FTA với các
đối tác thương mại lớn; tiếp tục tăng cường hệ thống bảo vệ sở hữu trí
tuệ, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực cũng như cơ chế phá sản nhằm thu hút
hơn nữa nguồn đầu tư có chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.